1. Nguyên nhân sàn bê tông bị trơn trượt

Cách khắc phục tình trạng sàn bê tông bị trơn trượt
Sử dụng sáp hoặc chất để đáng bóng sàn:
- Việc phủ hay là đánh bóng sàn nhà có thể giúp bảo vệ sàn và tăng tính thẩm mỹ. Thế nhưng sàn nhà được đánh bóng quá nhiều chúng có thể trở nên trơn trượt và nguy hiểm. Nhược điểm của chất đánh bóng này là chúng tạo ra độ trơn cho sàn nhà.
Nước đổ trên sàn hay bị tràn dầu:

- Các sàn công nghiệp trong nhà máy sản xuất thường sẽ bị dính dầu bôi trơn từ máy móc và động cơ. Ngay cả khi chỉ với một lượng dầu nhỏ cũng sẽ dẫn đến khả năng trơn trượt rất lớn.
- Bên cạnh đó, nước bị đổ ra sàn cũng là nguyên nhân khiến sàn bê tông trơn trượt. Nước có thể từ thiết bị điều hòa, chất làm mát máy móc, thấm dột, hay ẩm mốc. Đây là nguyên nhân góp phần làm sàn bê tông trở nên trơn trượt, làm tăng nguy cơ chấn thương và trượt ngã.
Sàn bê tông trơn trượt do không vệ sinh đúng cách:
- Do không tuân thủ quy trình vệ sinh hoặc sử dụng hóa chât tẩy rửa sai không phải loại chuyên dụng (một số loại sẽ để lại cặn bám) gây nguy cơ bị trượt ngã rất cao.

Thời tiết mưa, độ ẩm tăng cao:
- Đối với các công trình ngoài trời, sàn bê tông bị trơn trượt do thường xuyên tiếp xúc với nước mưa, độ ẩm, dẫn đến giảm ma sát của bề mặt bê tông
2. Cách khắc phục sàn bê tông bị trơn trượt
2.1. Phương pháp mài sàn, khắc tạo vân
- Mài sàn bê tông: Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Bằng cách mài giũa bề mặt bê tông, bạn tạo ra các vết xước nhỏ, tăng độ ma sát, giúp bề mặt trở nên nhám hơn và giảm trượt.
- Khắc tạo vân: Tạo các vân trên bề mặt bê tông bằng các công cụ chuyên dụng. Điều này sẽ làm tăng độ bám dính, giúp giảm trơn trượt.
- Phủ lớp chống trơn: Có nhiều loại hóa chất chuyên dụng để tạo lớp phủ chống trơn trên bề mặt bê tông

2.2. Sử dụng vật liệu chống trơn
- Thảm chống trơn, tấm lót trông trơn: . Sử dụng các tấm lót mài mòn bằng cao su, nhựa tại các vị trí dễ trơn trượt tại các khu vực dễ trượt như cầu thang, đường đi cần thiết.
- Sơn chống trơn: Sơn một lớp sơn chống trơn lên bề mặt bê tông để tăng độ ma sát trên bề mặt sàn bê tông.

2.3. Vệ sinh thường xuyên:
- Làm sạch thường xuyên: Lau chùi sàn bê tông thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, giúp tăng độ bám trên bề mặt sàn bê tông
- Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp: Tránh sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm giảm hiệu quả của các lớp phủ chống trơn.

Xem thêm: Quy trình đánh bóng sàn bê tông đúng kỹ thuật bạn nên biết?
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng sàn bê tông bị trơn trượt, hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về sàn bê tông giúp bạn có những giải pháp phù hợp với sàn bê tông nhà mình. Nếu như bạn có thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với Xây dựng ATLANTIC để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.